Lịch sử Numidia

Nền độc lập của Numidia

Tên Numidia lần đầu tiên được đề cập là trong tác phẩm của Polybius và các tác phẩm lịch sử khác vào thế kỉ thứ 3 TCN, để chỉ phần lãnh thổ phía tây của Carthage bao gồm toàn bộ phần phía bắc của Algeria tới sông Mulucha (Muluya), khoảng 100 dặm phía tây Oran. Người Numidia được cho là gồm 2 nhóm lớn là Massylii đông Numidia, và Masaesyli ở phía tây.

Cận đông vào khoảng năm 200 TCN, cho thấy biên giới của vương quốc Numidia sau cuộc chiến tranh Punic lần thứ hai.

Trong suốt cuộc chiến tranh Punic lần hai, phần phía đông nằm dưới quyền cai trị của vua Gala là đồng minh của Carthage, còn phần phía tây Masaesyli là dưới quyền của vua Syphax, đồng minh của Rome. Tuy nhiên vào năm 206 TCN, vị vua mới của miền đông Massylii, Masinissa, lại là đồng minh của Rome và Syphax của Masaesyli chuyển sang làm đồng minh của Carthage. Vào lúc kết thúc cuộc chiến, chiến thắng của người La Mã đã giúp cho Masinissa trở thành vị vua duy nhất của toàn bộ vương quốc Numidia. Vào thời điểm ông mất, lãnh thổ của Masinissa mở rộng từ Mauretania đến ranh giới của Carthage, phần đông nam xa tới tận Cyrenaica, khiến cho Numidia hoàn toàn bao quanh Carthage (Appian, Punica, 106), trừ theo hướng biển.

Sau khi Masinissa mất, vị vua kế vị của ông là Micipsa. Khi Micipsa mất vào năm 118 TCN, người thừa kế của ông ta là hai người con trai, Hiempsal IAdherbal, cùng với người cháu không hợp pháp là Jugurtha, người có nguồn gốc Lybia, rất phổ biến trong dân cư Numidia. Jugurtha và Hiempsal nổ ra tranh chấp với nhau ngay sau khi Masinissa mất. Jugurtha giết chết Hiempsal, dẫn đến việc tiến hành chiến tranh với Adherbal.

Sau khi Jugurtha đánh bại ông ta trong chiến trận, Adherbal bỏ chạy đến Rome để xin sự trợ giúp. Các quan chức La Mã, bị cáo buộc nhận hối lộ nhưng có lẽ mong muốn nhanh chóng kết thúc cuộc xung đột tại một vương quốc chư hầu theo một cách có lợi, đã giải quyết cuộc chiến bằng cách chia Numidia thành hai phần, Jugurtha được giao nửa phía tây. (Sau đó La Mã tuyên bố là vùng đất này giàu có hơn nhưng thực tế nó ít cả dân cư và kém phát triển).